13/04/2021 14:46        

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN Y SĨ

     PHÒNG GDĐT NHA TRANG          CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRƯỜNG MN PHƯỚC TÂN                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

               Số:     KHYT-MNPT                                   Phước Tân, ngày 14 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN Y SĨ

NĂM HỌC 2020 - 2021

 

 

Tháng

 

Nội dung tuyên truyền

 

Mục đích

 

Ghi chú

 

8/2020

- Phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona

Giúp phụ huynh, CB,GV,CNV  biết thêm sự nguy hiểm của bệnh do Virus Corona gây nên để có cách phòng tránh.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

09/2020

- Sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Phụ huynh biết thêm về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh cho trẻ

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

10/2020

- Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non.

Giúp phụ huynh biết thêm cách phòng tránh sâu răng cho trẻ.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

11/2020

- Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì cho trẻ Mầm non

Phụ huynh nhận biết về bệnh và có cách phòng chống cho trẻ.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

12/2020

 

- Tìm hiểu về bệnh viêm phổi

Giúp phụ huynh biết thêm về bệnh và có cách phòng tránh cho trẻ.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

01/2021

 

- Dị vật đường thở ở trẻ Mầm Non

 

Giúp phụ huynh biết được sự nguy hiểm và cách xử trí khi trẻ bị mắc dị vật đường thở.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

02/2021

- Phòng tránh ngộ độc thức ăn ngày tết

Giúp phụ huynh phòng tránh và bảo quản thực phẩm ngày tết tốt hơn.

[ơTại bảng tuyên truyền ở trường.

03/2021

 

- Bệnh Tay – Chân – Miệng

Phụ huynh biết thêm về bệnh và có cách phòng tránh bệnh cho trẻ.

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

 

4/2021

 

- Phòng, chống bệnh mùa hè cho trẻ

 

Giúp phụ huynh biết thêm sự nguy hiểm của một số bệnh vào mùa hè.

 

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

 

5/2021

 

- Bệnh đau mắt đỏ

 

Tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ, để phụ huynh và CB GV CNV chúng ta giáo dục trẻ nên giữ vệ sinh sạch sẽ.

 

Tại bảng tuyên truyền ở trường.

   

 Người lập kế hoạch                                                                       Hiệu Trưởng 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

 SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh có thể gây thành dịch lớn và là bệnh rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt, con muỗi truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes Aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là mùa mưa, bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn

Ảnh: Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

 

Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết, rối loạn đông máu và thoát huyết tương, bệnh nặng diễn tiến đến sốc và có thể gây tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, theo tổ chức y tế thế giới 2009, sốt xuất huyết chia làm 3 giai đoạn đầu tiên là:

- Giai đoạn sốt: thậm chí sốt rất cao 39-40 độ C, sốt cao liên tục, chán ăn nôn buồn nôn, mệt mõi, đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau 2 hốc mắt, chấm xuất huyết dưới da niêm.

- Giai đoạn nguy hiểm: từ ngày 3-7 của bệnh, giai đoạn này còn sốt hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị, đau hạ sườn phải. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoát huyết tương, gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, người bệnh li bì, vật vả, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc huyết áp kẹp đưa đến tình trạng sốc.

- Giai đoạn hồi phục: sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, lúc này bệnh hoàn toàn hết sốt, có hiện tượng tái hấp thu dịch mô kẻ vào lòng mạch, bệnh nhân bắt đầu thèm ăn, tiểu được, huyết động học dần ổn định bệnh nhân thấy khỏe dần.

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh, chỉ điều trị triệu chứng: như giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol, quần áo thoáng mát và lau mát bằng nước ấm, uống nhiều nước Oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh tránh đừng làm quá chua) hoặc nước cháo loãng với muối, trường hợp nặng cần được xử trí và theo dõi tại bệnh viện.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết là tất cả mỗi người chúng ta cần chung tay góp sức như:

          - Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh cho thoáng mát nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập, không cho muỗi trú ẩn và phát triển.

          - Diệt lăng quăng bằng cách dọn dẹp các vật phế thải xung quanh nhà ở hoặc trường học có chứa nước hoặc đọng nước như gáo dừa, chén bể, vỏ xe, thay nước chậu bông thường xuyên ít nhất 1 tuần một lần, lu hủ, chum vại có chứa nước nên đậy nắp, hoặc thả cá ăn lăng quăng.

          - Diệt muỗi bằng vợt muỗi, bằng bình xịt muỗi.

          - Ngủ mùng không chỉ ngăn ngừa muỗi đốt gây bệnh mà cả người đang mắc bệnh sốt xuất huyết cũng ngủ mùng để muỗi không đốt đem mầm bệnh truyền sang người khác, mặt áo dài tay quần dài, thoa kem hay tinh dầu chống muỗi đốt.

          - Những trường hợp nào mắc bệnh sốt xuất huyết phải báo cho cơ quan y tế để thực hiện chống dịch.

          - Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi:  “Cuối tuần không có lăng quăng, cả tuần không có muỗi”.

Phước Tân, ngày 04 tháng 09 năm 2020

Y sĩ

 

 

 

Lê Thị Thu Hiền

 

Phước Tân, ngày 05 tháng 09 năm 2020

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Lê Thị Tịnh

 

 

                                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ

 

Muốn trẻ có hàm răng đẹp, trẻ phải được chăm sóc ngay từ khi thời kỳ răng sữa, khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm. Tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé vào mỗi sáng sớm và sau mỗi bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé. Khi trẻ thay răng sữa sang răng vĩnh viễn cũng cần bổ sung các chất cần thiết như canxi, các loại vitamin có trong thức ăn cho trẻ.

Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn.  Bé cần được chải răng bằng kem có chứa  Fluor để ngừa sâu răng. Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng và viêm nướu là vệ sinh răng miệng không sạch và không thường xuyên. Vì vậy, cần chú trọng vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau mỗi bữa ăn, tối thiểu 2 lần một ngày sáng khi ngủ dậy, tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng đúng cách;

          Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung canxi, vitamin. Hạn chế ăn quà vặt, không ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bim bim…vv trước khi đi ngủ; Không ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá chua;

Kiểm tra răng miệng theo định kỳ 3-6 tháng một lần;

Điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh về răng miệng;

Khi thay răng không nên để trẻ tự nhổ hoặc nhổ răng tại nhà, tránh nhiễm khuẩn và chảy máu nặng mà cần đến các phòng khám nha khoa, bệnh viện. Đối với những trẻ có răng mọc lệch lạc, cần đợi mọc đủ răng vĩnh viễn mới xem xét đến việc dùng các dụng cụ nắn chỉnh răng hợp lý.

Đánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và viêm lợi.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh sâu răng

Các bước đánh răng đúng cách:

Bước1: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, dấp một ít nước cho ẩm và để một lớp mỏng kem đánh răng lên bề mặt lông bàn chải, nên chọn loại kem có chứa flour.

Bước 2: Tiếp đến là lúc bạn bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng, không loại trừ cả các bề mặt nhai nữa nhá. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các răng hàm trên.

Bước 3: Dùng lông bàn chải “quét” quét từ đường viền nướu răng đến bề mặt răng để làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng và khe nướu.

Bước 4: Tiếp tục chải “xoay tròn” theo chiều kim đồng hồ đối với hàm dưới bên trái. Lặp lại bước 2 và 3 cho bề mặt trong ở phía răng ở phía trong của hàm trên và hàm dưới.

Bước 5: Chải mặt trong của răng cửa hàm trên (gần lưỡi) bằng cách sử dụng đỉnh đầu bàn chảI để chảI nhẹ từ đường viền nướu răng xuống bề mặt của răng. Thực hiện độngtác này 2-3 lần.

Bước 6: Đối với mặt trong của răng trước hàm dưới, thì cũng đặt lông đỉnh đầu bàn chải về đường viền nướu răng, sau đó chải nhẹ lên.Thực hiện 2-3 lần.
          Bước 7: Chải mặt nhai của răng hàm trên và dưới bằng cách xoay tròn bàn chải.
          Bước 8: Chải lưỡi và mặt trong cửa má: xoay nhẹ nhàng lông bàn chải theo chuyển động trên bề mặt lưỡi và phía trong má khoảng 30 giây.

Bước 9: Súc miệng bằng nước sạch hoặc có thể dùng nước súc miệng.
Lưu ý:

- Chải sạch tất cả các bề mặt của răng.

- Không đánh răng quá mạnh.

- Thời gian đánh răng ít nhất 2 phút.

- Đánh răng ngay sau khi ăn, trước khi ngủ.

- 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần.

 

                                                                    Phước Tân, ngày       tháng 10 năm 2020

               HIỆU TRƯỞNG                                                           Y SĨ

 

 

 

 

 

                    Lê Thị Tịnh                                                     Lê Thị Thu Hiền

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THỪA CÂN,

BÉO PHÌ CHO TRẺ MẦM NON

 

 

I. PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON

1. Khái niệm suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Trẻ em từ 6-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi này trẻ bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ

  • Trẻ đẻ thấp cân (dưới 2500g)
  • Trẻ không được bú sữa mẹ trong năm đầu
  • Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi
  • Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sống trong gia đình đông con, kinh tế khó khăn

   Hậu quả của suy dinh dưỡng

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xảy ra kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
  • Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.
  • Chậm phát triển tâm thần: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường là thiếu nhiều chất trong đó có những chất rất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo giảm khả năng tiếp thu trong học tập.
  • Nguy cơ khác: Làm giảm khả năng lao động. Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản trong tương lai.

2. Xử lý trẻ khi bị suy dinh dưỡng

- Phòng chống thiếu vi chất bằng sử dụng các thực phẩm giầu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại địa phương

- Chế độ ăn cân đối hợp lý phối hợp nhiều loại thực phẩm, nên chia nhỏ bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để dễ hấp thu.

- Với những trẻ bị suy dinh dưỡng, vì bữa chính trẻ có thể không ăn hết xuất, nếu có thể nên tăng thêm 1 bữa phụ cho đến khi cân nặng của trẻ trở về bình thường.

- Hàng ngày theo dõi tình hình trẻ ăn ở trường, nếu ngày nào trẻ ăn không tốt cần trao đổi với cha mẹ  trẻ vào cuối ngày để cha mẹ trẻ tăng cường bữa ăn ở nhà.

- Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn cho những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng: Dùng giá đỗ xanh để hóa lỏng bột để tăng lượng bột khô mà độ lỏng của bột không thay đổi, cứ 10g bột cho 10g giá đỗ xanh giã nhỏ lọc lấy nước

-Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, cách chế biến bữa ăn ở nhà để trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cả ở nhà và ở trường

- Khi bị nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... phải điều trị triệt để và quan tâm chăm sóc dinh duỡng trong và sau thời gian mắc bệnh. Nếu trẻ đang bú mẹ phải tiếp tục cho bú, chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều bữa và tăng thêm số bữa cho đến khi trẻ hồi phục và có cân nặng trở về bình thường. Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn uống bổ sung hợp lý

- Xây dựng thực đơn bữa ăn học đường hợp lý, với những khu vực có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng khi tính toán thực đơn sử dụng tỷ lệ chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị.

- Theo dõi tăng trưởng và đối chiếu với chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007 để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

- Theo dõi đường phát triển của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng: Nếu đường phát triển của trẻ nằm ngang hay đi xuống điều này có nghĩa là trẻ phát triển không tốt. Cần tìm nguyên nhân và phối hợp với gia đình để có biện pháp can thiệp sớm, kịp thời chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng.

 

II. PHÒNG, CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CHO TRẺ MẦM NON

- Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hoặc toàn thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe

Yếu tố nguy cơ béo phì

Mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Chế độ ăn và lối sống của trẻ em trong giai đoạn hiện nay chịu nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của của nền kinh tế đang phát triển, ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn giàu năng lượng và lối sống tĩnh tại đã làm mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn tới tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh ở các thành phố lớn.

Thói quen nuôi dưỡng, ăn uống

Một số nghiên cứu cho thấy nét đặc trưng của trẻ béo phì là thích ăn thức ăn nhiều đường, thức ăn vặt (giàu béo), thức ăn nhanh chế biến sẵn (bánh hamburger, xúc xích) và ăn ít rau, quả chín. Thói quen ăn bữa phụ vào buổi tối khuya cũng tăng nguy cơ béo phì: Những trẻ em có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều, ăn thêm bữa phụ và ăn trước khi ngủ có nguy cơ tăng béo phì từ 6,2-7,8 lần.

Yếu tố gia đình: Yếu tố gia đình có vai trò nhất định đối với béo phì, những trẻ béo thường hay có cha mẹ béo. Trong số trẻ béo phì, 69% có bố hoặc mẹ béo phì; 18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì, chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai béo phì.

Hậu quả của béo phì lên xương khớp

Béo phì khiến trẻ đi lại chậm chạp hơn. Các chứng đau nhức là triệu chứng phổ biến ở trẻ béo phì, vì khi trọng lượng cơ thể càng tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối khiến trẻ đau nhức, mỏi chân tay, khớp gối, lưng. Một số trường hợp béo phì nặng còn gây cong xương chày hay vẹo cột sống.

Hậu quả của béo phì lên các vấn đề về da

Các vấn đề nhỏ liên quan đến da xảy ra phổ biến đối với trẻ thừa cân, béo phì đó là sự cọ xát giữa quần áo và da, dẫn đến da bị hăm hay nghiêm trọng hơn là nhiễm nấm Candida tại những ngấn thịt tại vùng ngực, đùi, bụng.

Hậu quả của béo phì lên các vấn đề về hô hấp

Thừa cân, béo phì làm giảm chức năng hô hấp do mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành hoạt động kém uyển chuyển, sự thông khí giảm.

Tình trạng khó thở là phổ biến ở những trẻ béo phì khi tham gia luyện tập thể thao. Điều này lý giải cho việc lười luyện tập và giảm động lực để luyện tập ở những trẻ béo phì, tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa tập luyện và béo phì. Một trong những biện pháp kiểm soát béo phì đó là can thiệp vào vòng luẩn quẩn này bằng cách thúc đẩy các hoạt động thể chất, cải thiện tình trạng lười vận động.

Rối loạn hô hấp trong giấc ngủ ở trẻ thừa cân, béo phì có nhiều loại nhưng ngủ ngáy là phổ biến nhất. Việc giảm thông khí gây khó thở, khiến não thiếu oxy, gây ra hội chứng Pick (ngủ cách quãng, lúc ngủ lúc tỉnh, ngủ không sâu giấc, các giấc ngủ ngắn, buồn ngủ ban ngày và thiếu tập trung)

Những thói quen cần thay đổi

  • Ăn rau, ăn đa dạng thực phẩm
  • Ăn cá và hải sản
  • Ăn tăng dần mức độ thô của thức ăn theo lứa tuổi
  • Hạn chế món ăn chế biến sẵn, món ăn có nhiều chất béo, đường
  • Học cách tự phục vụ mình
  • Tăng cường hoạt động thể lực

III. XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ THỪA CÂN, BÉO PHÌ

  • Uống sữa ít hoặc không đường, nên uống sữa ít béo và giàu canxi
  • Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi.
  • Phân bố hợp lý giữa các bữa ăn trong ngày: Nên ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa, giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
  • Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
  • Cho trẻ ăn trước khi đói và ngừng ăn trước khi no.
  • Thời gian ăn 20-30 phút một bữa.
  • Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
  • Tập cho trẻ ăn thức ăn với mức độ thô dần và không chế biến quá nhừ. Ăn nhiều rau xanh (200 gram/ngày).
  • Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
  • Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sô-cô-la, váng sữa và thức ăn nhanh.
  • Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sô-cô-la, nước ngọt và kem.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

1. Chế độ vận động của trẻ thừa cân, béo phì

  • Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ...
  • Tập cho trẻ hoạt động thể lực hàng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
  • Khi đến các nơi vui chơi công cộng khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
  • Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
  • Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

2. Phòng chống thừa cân béo phì trên trẻ em

Chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Tập cho trẻ ăn rau, củ quả và ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm.

Cho trẻ ăn theo nhu cầu của từng lứa tuổi. Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ cần quan tâm đến nhu cầu năng lượng, nhu cầu với từng loại chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng của từng độ tuổi.

Nên cho trẻ ăn đúng bữa, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa ăn sau dễ tích mỡ nhanh hơn.

Cần tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên ăn cá, tôm, cua, hải sản, đặc biệt cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, củ và quả chín. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều chất béo như gà chiên, khoai tây chiên, xúc xích, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn...và các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, bánh kẹo, nước ngọt và nước ngọt có ga.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ tại trường và gia đình để phát hiện sớm thừa cân béo phì để xử lý kịp thời

Dinh dưỡng tốt, sẵn có ở cộng đồng (ví dụ: Cho trẻ ăn cá, ăn nhiều rau), những thực hành chưa tốt (ví dụ: Cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đường ngọt, bỏ bữa sáng) để truyền thông thay đổi thói quen của bà mẹ.

 

                                                                    Phước Tân, ngày       tháng 11 năm 2020

              HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM

 

 

 

I. VIÊM PHỔI LÀ GÌ

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

II.  TRIỆU CHỨNG

- Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở.

- Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:

Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút

Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút

Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút

Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút

- Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi.

- Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang.

Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào.(Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở).

Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Sốt - sốt vừa đến sốt cao.

Đau ngực - không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

Nôn - không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

Tím tái quanh môi và ở mặt - do thiếu ôxy

Thở rít - mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

III. LÀM SAO BIẾT BÉ CÓ BỊ VIÊM PHỔI KHÔNG

- Nếu bé có TẤT CẢ các biểu hiện trên thì nhiều khả năng bé bị viêm phổi.

- Nếu bé chỉ có 1 hay 2 triệu chứng thì nhiều khả năng là bé KHÔNG bị viêm phổi.

- Quan trọng nhất là 3 dấu hiệu - ho + sốt + thở nhanh hay thở gắng sức.

Ví dụ:

- Nếu bé ho rất nhiều, sốt và đau ngực nhẹ khi ho, nhưng thở êm ái và không đau ngực ngoài cơn ho, ít khả năng là bé bị viêm phổi.

- Nếu bé ho nhiều, có kèm nôn sau một số cơn ho nhưng KHÔNG SỐT, thì cũng ít khả năng là bé bị viêm phổi.

Nếu bé có hầu như TẤT CẢ các triệu chứng nói trên, có thở nhanh hoặc thở gắng sức nhưng KHÔNG TÍM ở môi hay ở mặt, bạn nên lấy hẹn đi khám bác sĩ ngay trong ngày.

Nếu bé có những biểu hiện trên VÀ tím quanh môi và ở mặt, phải đưa bé đến phòng khám cấp cứu ngay, có thể bé cần ôxy.

Không cần đưa bé đi khám bác sĩ vào buổi tối nếu bé có một số biểu hiện nói trên nhưng KHÔNG thở nhanh hay thở gắng sức, và KHÔNG tím. Bạn có thể đưa bé đi khám vào ngày hôm sau.

Trong mọi tình huống, nếu có bất cứ nghi ngờ gì hãy gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa bé đi khám ngay.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. KHÁNG SINH - thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Chỉ bác sĩ mới có thể quyết định bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra.

2. HÍT THỞ HƠI NƯỚC ẤM VÀ VỖ LỒNG NGỰC - phương pháp này RẤT QUAN TRỌNG.

Đưa bé vào ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần mỗi ngày. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài. Khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ rung.

3. THUỐC HO

- Ban ngày: Nếu trẻ không quá mệt mỏi vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho. Phản xạ này giúp bé làm bật đờm ra ngoài. Có thể dùng thuốc long đờm nếu cần, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi.

- Ban đêm: Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho. Nếu bé chỉ ho vừa phải thì cố gắng không dùng thuốc chống ho.

V. CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ VIÊM PHỔI

Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

                                                              

 

                                                               Phước Tân, ngày 01 tháng 12 năm 2020

              HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

 

I. NGUYÊN NHÂN

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì... mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú.

Nguyên nhân do trẻ bị hóc – sặc thì chủ yếu là do trẻ còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở.

Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn, khi chơi. Sặc sữa, sặc cháo, sặc canh và những thực phẩm lỏng mềm trào vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây tử vong.

Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào miệng, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.

II. Triệu chứng

Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.

III. Điều trị

1. Cấp cứu tại chỗ

Hướng dẫn  những kỹ năng cơ bản sơ cứu khi bé bị hóc – sặc các mẹ cần phải biết

việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nếu không kịp thời chỉ sau 5-6 phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:

+ Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

+ Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

+ Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Hướng dẫn sơ cứu xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật đường thở các bậc cha mẹ cần phải biết - phần 1

Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

Hướng dẫn sơ cứu xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật đường thở các bậc cha mẹ cần phải biết - phần 2

Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich).

Có 2 tình huống nạn nhân tỉnh và nạn nhân bất tỉnh.

Nạn nhân tỉnh: có thể để nạn nhân ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng trước ngực nạn nhân. Một bàn tay nắm lại, bàn tay kia nắm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Nắm tay để vào bụng nạn nhân trên rốn dưới xương ức.

Bằng một động tác giật đưa người từ dưới lên, nhằm đẩy cơ hoành tống không khí trong phổi, khí quản, phế quản, hy vọng dị vật bật lên miệng. Một động tác cần mạnh, dứt khoát, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.

Nạn nhân bất tỉnh: đặt nạn nhân ở tư thế nằm. Người cấp cứu quỳ trên người nạn nhân. Đặt bàn tay trên bụng nạn nhân, giữa rốn và xương ức, bàn tay kia đặt trên bàn tay này. Làm động tác đẩy mạnh và nhanh lên phía trên, làm đi làm lại 10 lần. Cần theo dõi miệng nạn nhân, nếu dị vật xuất hiện thì nhanh chóng lấy ra.

Sau khi soi và gắp dị vật qua đường tự nhiên, tuy dị vật đã lấy ra, có thể gây phù nề thanh quản, cần theo dõi khó thở.

Đồng thời phối hợp các loại kháng sinh, chống phù nề, giảm xuất tiết, nâng cao thể trạng và trợ tim mạch.

IV. Phòng bệnh

Tuyên truyền để nhiều người được biết rõ những nguy hiểm của dị vật đường thở.

Không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vàp mồm ngậm và mút.

Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa...

Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.

Người lớn cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.

Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay.

Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…

Khi bé ăn dặm, ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong mọi lúc, mọi nơi. Bậc phụ huynh nên thiết kế cho bé một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ.

Cha mẹ và người trông trẻ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé đặc biệt với những thực phẩm có xương sống.

Hóc dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ từ dưới 3 tuổi vì vậy cha mẹ nên hết sức cảnh giác với vấn đề này.

                                                                              

                                                                    Phước Tân, ngày 04 tháng 01 năm 2021

              HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                   Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

 PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN NGÀY TẾT

 

    Ngộ độc thức ăn hay còn gọi trúng thực, là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Nguyên nhân do bé ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có trong đồ ăn

Thức ăn ngày Tết thường được chế biến sẵn để dùng trong nhiều ngày như lạp xưởng, thịt  kho trứng, cá kho, giò chả, bánh tét, bánh chưng. Thức ăn uống chứa nhiều đường như mứt, bánh kẹo, nước ngọt, sirô.

Những thức ăn trên nếu không đảm bảo trong quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc.

I.  CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ một giờ trở đi. Bé nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục; đau bụng quặn từng cơn sau đó có thể đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.

Đa số trẻ thường bị nôn ói rất nhiều do tác dụng của độc tố. Nếu không được chăm sóc thích hợp, nôn ói nhiều thường dẫn đến những biến chứng nặng như hít sặc, hạ đường huyết, rối loạn nước và điện giải đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Sốt, tiêu đàm, tiêu máu là dấu hiệu nhiễm trùng gây tổn thương ruột. Một số ít trẻ bị ngộ độc thức ăn có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não.

II. SƠ CỨU KHI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Sơ cứu nên được tiến hành sớm ngay khi thấy các biểu hiện trên. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.

Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.

Trường hợp nhẹ (chỉ nôn ói, tiêu chảy…) có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải, nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

III. CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

1. Ăn chín uống sôi

Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, trần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống.

Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu dịp Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.

2. Bảo quản đúng cách

Tốt nhất là đảm bảo thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh đồ ô nhiễm. Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Thực phẩm tươi nên chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn.

Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.

Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên. Tránh tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, chị em cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.

IV. CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI NHÀ

Chăm sóc đúng tại nhà khi trẻ bị nôn ói làm giảm tình trạng ói ọc và ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu bé qua một bên để tránh hít sặc. Lưu ý bồi hoàn nước và các chất điện giải bị mất do nôn ói. Những thay đổi trong chế độ ăn sẽ làm dịu triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ: bé còn bú mẹ thì cho bú ít hơn nhưng nhiều lần hơn, mỗi 30 phút đến 1 giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không ói nữa cho bú lại bình thường.

Trẻ lớn cần cho uống nước biển khô, ăn thức ăn lỏng như nước cháo. Bắt đầu từng muỗng mỗi 5 phút hoặc 3-4 muỗng mỗi 15 phút đến khi hết khát thì cho ăn từng muỗng. Không nên dùng nước ngọt, nước thường. Nếu trẻ vẫn nôn ói trong quá trình này, tạm ngưng ăn 1 giờ sau đó cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn. Sau 4 giờ mà trẻ không nôn ói thì nên cho ăn nhiều hơn bằng cách tăng gấp đôi lượng thức ăn. Thức ăn tiếp theo thường nhẹ, dễ tiêu như cháo, cơm, bánh mì, bánh tây lạt, súp nghiền và cho trẻ ăn lại bình thường trong vòng 24 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần, tính chất dịch ói, phân và nước tiểu. Lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, sốt cao, phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bụng sình, nhức đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Lưu ý, cũng phải đảm bảo những điều kiện vệ sinh này khi cho trẻ đi chơi Tết.

 

                                                                    Phước Tân, ngày 01  tháng 02 năm 2021

              HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH

TAY - CHÂN - MIỆNG

 

Bệnh tay – chân – miệng là gì?

Tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.

Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh tay – chân – miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

Những biểu hiện chính của bệnh tay – chân – miệng là:

Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng nước. Phỏng nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng nước vỡ ra thành vết loét.

Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng  ban tay, lòng bàn chân…

Bệnh tay – chân – miệng lây truyền như thế nào?

- Bệnh lây trực tiếp từ người sang người bằng các đường sau:

+ Lây trực tiếp qua phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).

+ Lây qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp xúc với các đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm vi rút.

+ Lây qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.

Cách phòng bệnh:

- Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

+ Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.

+ Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

+ Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

+ Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.

+ Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.

+ Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?

+ Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

+ Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác.

+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

+ Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm.

+ Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời

+ Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

                                                                           Nha Trang, ngày 01 tháng 03 năm 2021

              HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ

 

Với đặc điểm nóng, ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi để bùng phát một số bệnh như: tiêu chảy, sốt vius, mắt đỏ, quai bị... Đặc bệt là đối với trẻ em khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Vì vậy, chúng ta nên biết một số cách phòng bệnh cơ bản sau:

1. Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên.

Như chúng ta đã biết trẻ bị xem là mắc tiêu chảy khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp mắc bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong.

Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mãn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

* Nguyên nhân gây tiêu chảy

Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng đậu vào, nước không đun sôi…) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

* Cách điều trị

- Bổ sung lượng nước cần thiết như ORESOL.

- Nếu là trẻ nhỏ cần cho trẻ bú nhiều hơn.

- Tuyệt đối không được nhịn ăn “để ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và hết sức nguy hiểm. Thực tế cho dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu 70 % chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

* Cách phòng bệnh

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi  lần đi tiểu.

- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột,  Cloramin B cho mỗi lần đi tiểu.

- Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ.

- Hạn chế vào vùng đang có dịch.

An toàn vệ sinh thưc phẩm

- Mọi người, mọi nhà đều thưc hiện ăn chín uống sôi.

- Không ăn rau sống, không uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

- Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

- Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B.

- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Khi có tiêu chảy cấp: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

2. Bệnh quai bị

* Nguyên nhân: Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi gây ra. Thường gặp ở  tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

* Đường lây: Bệnh lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, khi người mang mầm bệnh hắt hơi, ho và tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

* Biến chứng: Bệnh quai bị nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng quan trọng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có thể gây vô sinh; nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh.

* Phòng bệnh quai bị:

-  Cách ly người bị nhiễm bệnh: đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi, hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người...

- Vệ sinh sạch sẽ thân thể, rửa tay bằng xà phòng liefboy, giữ vệ sinh tốt môi trường xung quanh.

- Tiêm Vắc xin phòng quai bị.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy và bệnh quai bị, phòng y tế nhà trường rất mong các bậc phụ huynh biết được và có thể chăm sóc con được tốt hơn.

 

                                                                     Nha Trang, ngày 01 tháng 04 năm 2021

            HIỆU TRƯỞNG                                                            Y SĨ

 

 

 

 

 

                Lê Thị Tịnh                                                        Lê Thị Thu Hiền

 
vIDEO
Lượt truy cập
Số lượt truy cập: 30737